Những biện pháp giảm nhập siêu trong ngành thép
22/10/2012 00:00
Năm 2009, Việt
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nếu hạn chế nhập khẩu hai loại thép này trong thời gian tới sẽ tiết kiệm được khoảng 700 triệu USD, góp phần giảm nhập siêu và giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.
Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt
Những năm qua, ngoài việc nhập khẩu thép phế, phôi thép là nguyên liệu bắt buộc cho sản xuất thì tình trạng nhập khẩu nhiều sản phẩm trong nước đã sản xuất được như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội... đang tạo nhiều bất lợi cho ngành thép nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Hiện nay ngành thép Việt
Hiện nay, nhu cầu thép đa dạng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tăng với tốc độ khá cao, trong khi sản xuất thép trong nước mới đang ở giai đoạn đầu, chủ yếu là sản xuất thép xây dựng và chỉ tập trung cho các công đoạn sản xuất ở hạ nguồn (nhập phôi để cán sản phẩm). Vì vậy, lượng nguyên liệu và sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt
Riêng năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 391.989 tấn thép cuộn, 359.683 tấn thép mạ màu các loại, 68.000 tấn thép cuộn. Ba tháng đầu năm 2010, đã có 57.000 tấn thép cuộn và 68.000 tấn thép mạ các loại được nhập về trong tổng số 1,7 triệu tấn thép thành phẩm nhập vào Việt Nam. Điều này đã tạo sức ép rất lớn lên các doanh nghiệp khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất.
Chủ tịch Hiệp hội Thép cho biết, để giảm nhập siêu trong ngành thép thì cần đẩy mạnh việc sử dụng nguyên liệu nội địa và hạn chế nhập khẩu. Đây là việc làm cần thiết để tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghiệp thép trong nước, giảm nhập siêu.
Hiện nay, giá các nguyên liệu thép đang có xu hướng tăng nên việc đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu nội địa thay thế nguyên liệu nhập khẩu sẽ giúp giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, đồng thời giảm bớt chi phí, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.
Bộ Công Thương nên hạn chế tối đa việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được đủ cung ứng cho nhu cầu như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội, ống thép hàn...
Ngoài ra, Nhà nước nên cho phép sử dụng nhiều loại ngoại tệ thay thế đồng USD trong thanh toán nhập khẩu. Trong thời gian qua, tỷ giá USD biến động mạnh nên việc sử dụng các loại ngoại tệ khác thay thế sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt và chủ động hơn trong nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất.
Bên cạnh đó, nên triển khai các biện pháp hỗ trợ như: xúc tiến thương mại tại các thị trường mới như châu Phi, Trung Đông; phát triển đội tàu biển của Việt Nam để chủ động trong việc bán hàng theo giá CFR (giá thành, cộng cước phí vận chuyển) cũng như mua hàng theo giá FOB (giao hàng lên tàu).
Nhằm tạo điều kiện cho ngành thép trong nước phát triển, theo chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), VSA đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu tạo thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu thép phế về cho sản xuất thép trong nước. Coi phế liệu là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thép của Việt
Nhà nước ưu tiên nguồn tín dụng ngoại tệ cho nhập khẩu các nguyên liệu cho sản xuất thượng nguồn (phôi thép) mà trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu như: thép phế, gang luyện thép, than mỡ, coke... để bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất thép, phục vụ nhu cầu thép trong nước, cũng như nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng cho xuất khẩu. Đồng thời, hạn chế cấp tín dụng, ngoại tệ cho các đơn vị nhập khẩu các dòng sản phẩm mà sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu như thép xây dựng, thép cán nguội, thép ống, thép mạ.
Áp thuế linh hoạt trong khuôn khổ cam kết với WTO vì trong cam kết WTO, mặt hàng thép được coi là mặt hàng nhạy cảm, cần có thời gian để hội nhập. Chính vì vậy, mức thuế xuất phát điểm để cắt giảm của Việt Nam cũng tương đối cao, để các doanh nghiệp có thời gian nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Như vậy, mức thuế mà Việt
Để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm thép, đề nghị áp dụng giấy phép nhập khẩu tự động đồng thời kiểm soát C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) phù hợp với hàm lượng để xác định xuất xứ; tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát khi làm thủ tục thông quan đối với sản phẩm thép xây dựng nhập khẩu; giám sát chặt chẽ việc cấp phép mới các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời xây dựng các tiêu chí kỹ thuật về vệ sinh môi trường như: các tiêu chí về tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường, quy mô đầu tư công nghệ thiết bị cho dự án mới...
Theo vinanet.vn