Những biện pháp điều hành thị trường thép trong nước
22/10/2012 00:00
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 5/2007, lượng phôi thép xuất khẩu không đáng kể, chỉ trên dưới 10.000 tấn. Tuy nhiên, vừa qua một số công ty như thép Đình Vũ, Gang thép Vạn Lợi và Thép Hưng Yên... vẫn tiếp tục ký hợp đồng xuất khẩu gần 60.000 tấn phôi thép trong thágn 6/2008. Số phôi thép trên dược xuất khẩu chủ yếu sang các nước Thái Lan, Malaysia và Philippines.
Giá xuất khẩu phôi thép của Việt Nam ở mức khoảng 860 USD/tấn, cộng với 2% thuế xuất khẩu và cước vận chuyển khoảng 25 USD/tấn thì giá phôi chỉ ở mức 900 USD/tấn, vẫn rẻ hơn so với phôi thép của Trung Quốc khaỏng 30-50 USD/tấn. Với giá xuất khẩu như trên, các doanh nghiệp đang sử dụng thép phế nhập khẩu từ lúc còn ở mức 340-400 USD/tấn.
Bên cạnh đó, thép phế cũng bắt đầu có hiện tưonựg xuất ngược. Lý do là giá bán thép trong nước đang giảm, tiêu thụ chậm nên các doanh nghiệp Việt Nam trả giá rất thấp chỉ khoảng 475-500 USD/tấn, trong khi đó xuất sang Thái Lan giá là 600 USD/tấn, trừ các chi phí thì lợi nhuận vẫn còn khoảng 50 USD/tấn.
Trước tình hình trên, vừa qua, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan và Hiệp hội Thép đã có cuộc họp để đưa ra những biện pháp điều hành thị trường thép hữu hiệu.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành chức năng và Hiệp hội Thép Việt Nam làm rõ thông tin đầy đủ về nhu cầu mua-bán thép và phôi thép trên thị trường nhằm điều tiết thị trường, làm “cầu nối” giữa nhu cầu nhập khẩu và nhu cầu xuất khẩu. Biện pháp trên sẽ giải quyết cho các doanh nghiệp thép trong nước không phải xuất ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu, đồng thời các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ thép cũng không phải xuất khẩu giá thấp, hạn chế thua thiệt cho các doanh nghiệp thép đến mức thấp nhất và không làm ảnh hưởng tới trữ lượng thép và phôi thép trong nước. Vừa qua, Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra nguồn hàng tại một số doanh nghiệp và đầu mối buôn bán thép lớn để xác định thông tin cụ thể và có thể đưa ra chủ trương không cho xuất khẩu phế liệu thép. Bộ cũng tiếp tục theo dõi diễn biến việc xuất khẩu phôi thép và thép thành phẩm. Nếu có biến động, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ đưa ra biện pháp điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phôi thép và thép thành phẩm nhằm đảm bảo thị trường trong nước không thiếu nguồn cung, nhưng cũng không gây quá khó khăn cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp gặp nhu cầu về vốn, lãi suất và tiêu thụ hàng hoá.
Được biết, cuối tháng 5, một số doanh nghiệp và đầu mối buôn bán thép bắt đầu chuyển sang xu hướng mua đầu cơ phôi thép và thép thành phẩm, chờ thời cơ giá thép tăng lên trong thời gian tới.
(Báo Công thương)