Lượng thép tấm và thép hình dùng trong công nghiệp nhập khẩu tuần từ 23/4-2/5/2008 giảm

Nhu cầu thép thế giới năm 2008 dự báo tăng khoảng 6,7% đạt 1,282 tỉ tấn. Trong đó, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil sẽ là những nước tác động lớn nhất tới nhu cầu tiêu thụ thép của thế giới. Năm 2009, dự báo nhu cầu tiêu thụ thép thế giới đạt 1,363 tỉ tấn, cao hơn 1,201 tỉ tấn so với năm 2007. Tiêu thụ thép Trung Quốc dự kiến tăng 11,5% năm 2008 và 10,3% năm 2009.

22/10/2012 00:00

Nhu cầu thép thế giới năm 2008 dự báo tăng khoảng 6,7% đạt 1,282 tỉ tấn. Trong đó, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil sẽ là những nước tác động lớn nhất tới nhu cầu tiêu thụ thép của thế giới. Năm 2009, dự báo nhu cầu tiêu thụ thép thế giới đạt 1,363 tỉ tấn, cao hơn 1,201 tỉ tấn so với năm 2007. Tiêu thụ thép Trung Quốc dự kiến tăng 11,5% năm 2008 và 10,3% năm 2009.

Hiện giá thép trên thị trường trong nước dao động ở mức 18-19 triệu đồng/tấn, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, còn so với tháng 2/2008 thì tăng gần 2 triệu đ/tấn.
Thị trường thép trong nước phụ thuộc rất nhiều vào phôi thép nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc. Trong khi đó, nước này đang có những thay đổi chính sách đã làm cho giá phôi thép xuất khẩu cao hơn giá thép thành phẩm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng thép tấm và thép hình trong tuần từ 23/4 đến 2/5 đạt 23.015 tấn, trị giá 16,8 triệu USD, giảm 40,7% về lượng và giảm 36% về trị giá so với tuần trước. Trong đó, tổng lượng thép tấm các loại nhập khẩu đạt 18.357 tấn, trị giá 13 triệu USD, chiếm 79% tỉ trọng, giảm 49,4% về lượng và giảm 45,2% về trị giá so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng thép hình nhập khẩu trong tuần này tăng so với tuần trước. Lượng thép hình các loại nhập khẩu trong tuần này đạt 4.658 tấn, trị giá 3,5 triệu USD, chiếm 20,8% tỉ trọng, tăng 83% về lượng và tăng 76,9% về trị giá so với tuần trước.
Lượng thép tấm cán nóng các loại nhập khẩu trong tuần này đạt 14.863 tấn, trị giá 10,9 triệu USD, chiếm 64,9% tỉ trọng, giảm 56,3% về lượng và giảm 53% về trị giá so với tuần trước. Trong đó:
Lượng thép tấm cán nóng, không hợp kim, chưa tráng phủ mạ nhập khẩu đạt 11.056 tấn, trị giá 8 triệu USD, chiếm 49% tỉ trọng, giảm 66% về lượng và giảm 63,3% về trị giá so với tuần trước. Giá nhập khẩu của thép tấm cán nóng dạng tấm, không hợp kim, có chiều rộng trên 600 mm, chưa mạ, hàm lượng cacbon dưới 0,6% trọng lượng, loại Q235B 16*2030*12000mm, nhập từ Trung Quốc, CIF với đơn giá nhập cao nhất trong tuần này là 999,6 USD/T.
Ngược lại, lượng thép tấm cán nóng loại khác nhập khẩu trong tuần này lại tăng so với tuần trước. Lượng thép tấm cán nóng loại khác nhập khẩu đạt 3.807 tấn, trị giá 2,7 triệu USD, chiếm 16% tỉ trọng, tăng 151% về lượng và tăng 176% về trị giá so với tuần trước. Giá nhập khẩu của thép tấm cán nóng không hợp kim 15x2438x12192 mm với đơn giá nhập khẩu trong tuần này là 723,05 USD/T, nhập từ Nga, CIF.
Lượng thép tấm loại khác nhập khẩu tăng mạnh so với tuần trước. Với lượng thép tấm loại khác nhập khẩu đạt 3.111 tấn, trị giá 2,2 triệu USD, chiếm 13,4% tỉ trọng, tăng 126% về lượng và tăng 562% về trị giá so với tuần trước. Cụ thể, trong tuần này giá nhập khẩu thép tấm 9 mm, với đơn giá nhập khẩu trong tuần này là 1,83 USD/kg, từ Nhật Bản, CIF. Trong khi đó, đơn giá nhập khẩu loại thép này trong tuần trước là 0,69 USD/kg, từ Nhật Bản, CFR.
Lượng thép hình cán nóng nhập khẩu trong tuần này giảm so với tuần trước. Với lượng thép hình cán nóng nhập khẩu đạt 1.399 tấn, trị giá 1 triệu USD, chiếm 6% tỉ trọng, giảm 37% về lượng và giảm 36% về trị giá so với tuần trước. Giá nhập khẩu thép chữ I cán nóng, hàng mới 100%, không hợp kim, không tráng phủ mạ sơn nhập khẩu trong tuần này với đơn giá là 1,1 USD/kg, từ Đài Loan, CIF.
Tuy nhiên, trong tuần này lượng thép hình loại khác nhập khẩu lại tăng mạnh so với tuần trước. Với lượng thép nhập khẩu đạt 3.259 tấn, trị giá 2,4 triệu USD, chiếm 14,4% tỉ trọng, tăng 864,7% về lượng và tăng 736,6% về trị giá so với tuần trước. Giá nhập khẩu thép hình chữ H trong tuần này với đơn giá trung bình là 1,31 USD/kg, từ Nhật Bản, CIF.
Nguồn cung: Nhìn chung, lượng thép nhập khẩu trong tuần này từ những nguồn cung chủ yếu đều giảm mạnh so với tuần trước. Cụ thể, lượng thép tấm và thép hình nhập khẩu từ Trung Quốc trong tuần đạt 11.346 tấn, trị giá 8,8 triệu USD, chiếm 52,8% tỉ trọng, giảm 51,2% về lượng và giảm 41,2% về trị giá so với tuần trước.
Trong tuần này lượng thép nhập từ Hàn Quốc giảm mạnh so với tuần trước. Với lượng thép nhập kahảu đạt 267 tấn, trị giá 215 nghìn USD, chiếm 1,3% tỉ trọng, giảm 88,7% về lượng và giảm 88% về trị giá so với tuần trước.
Điều đặc biệt trong tuần này là lượng thép từ Nga nhập về rất lớn, với lượng thép nhập kahảu đạt 5.166 tấn, trị giá 3,7 triệu USD. Đây là nguồn cung thép có lợi về giá hơn so với nguồn cung khác, tuy nhiên lượng thép nhập khẩu từ nguồn cung này không thường xuyên. Các doanh nghiệp nhập khẩu thép nên chú trọng hơn nữa tới thị trường có lợi thế về giá này khi mà giá thép trong nước hiện đang rất cao.

(Vinanet)