| Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng thép tấm và thép hình trong tuần từ 2/4 đến 11/4 đạt 12.262 tấn, trị giá 8,5 triệu USD, giảm 85,7% về lượng và giảm 85,4% về trị giá so với tuần trước. |
Trong đó, tổng lượng thép tấm các loại nhập khẩu đạt 8.096 tấn, trị giá 6,3 triệu USD, chiếm 74,5% tỉ trọng, giảm 87,6% về lượng và giảm 88,9% về trị giá so với tuần trước. Tổng lượng thép hình các loại nhập khẩu trong tuần này đạt 4.166 tấn, trị giá 2,1 triệu USD, chiếm 25,4% tỉ trọng, giảm 65,3% về lượng và giảm 69,8% về trị giá so với tháng trước.
Tính riêng lượng thép tấm cán nóng nhập khẩu trong tuần này đạt 9.813 tấn, trị giá 6,3 triệu USD, chiếm 74% tỉ trọng, chiếm 82% về lượng và giảm 84% về trị giá so với tuần trước.
Trong đó, lượng thép tấm cán nóng, không hợp kim, không tráng phủ mạ nhập khẩu đạt 8.727 tấn, trị giá 6,1 triệu USD, chiếm 71,8% tỉ trọng và giảm 84% về lượng và 84,4% về trị giá so với tuần trước.
Cũng trong tuần này, lượng thép cán nóng loại khác nhập khẩu đạt 181 tấn, trị giá 129 nghìn USD, chiếm 1,5% tỉ trọng và giảm 97,2% về lượng và giảm 97,5% về trị giá so với tuần trước.
Nhìn chung lượng thép tấm cán nguội cũng giảm mạnh so với tuần trước, với lượng thép nhập khẩu trong tuần này đạt 33 tấn, trị giá 35 nghìn USD, chiếm một phần rất nhỏ tỉ trọng, giảm 85,4% về lượng và giảm 99,97% về trị giá.
Lượng thép tấm không gỉ nhập khẩu trong tuần này đạt 124 tấn, trị giá 198 nghìn USD, chiếm 2,3% tỉ trọng, giảm 97,6% về lượng và giảm 87,4% về trị giá so với tuần trước.
Cũng trong tuần này, lượng thép tấm phủ thiếc nhập khẩu giảm mạnh so với tuần trước. Với lượng thép nhập khẩu đạt 53 tấn, trị giá 63 nghìn USD, giảm 62,7% về lượng và giảm 99,9% về trị giá, chiếm một phần tỉ trọng không đáng kể.
Bên cạnh đó, lượng thép tấm loại khác nhập khẩu trong tuần này đạt 112 tấn, trị giá 19 nghìn USD, chiếm 0,2% tỉ trọng, giảm 98% về lượng và giảm 99,6% về trị giá so với tuần trước.
Nhìn chung, lượng thép hình nhập khẩu trong tuần này cũng giảm mạnh so với tuần trước. Cụ thể, lượng thép hình cán nóng nhập khẩu đạt 2.740 tấn, trị giá 1,8 triệu USD, chiếm 22% tỉ trọng, giảm 97,7% về lượng và giảm 69,3% về trị giá so với tuần trước.
Lượng thép hình loại khác nhập khẩu trong tuần này đạt 287 tấn, trị giá 179 nghìn USD, chiếm 2% tỉ trọng, giảm 92,7% về lượng và giảm 83,4% về trị giá so với tuần trước.
Đáng chú ý trong tuần này là nguồn cung thép tấm và thép hình giảm so với tuần trước. Trong tuần trước có tới 21 nguồn cung thép cho Việt Nam thì trong tuần này chỉ còn 11 nguồn cung, giảm một số nguồn cung chủ yếu.
Trong đó, Trung Quốc vẫn là nguồn cung lớn nhất, tuy nhiên lượng thép nhập khẩu từ thị trường này giảm mạnh so với tuần trước. Với lượng thép nhập khẩu đạt 4.335 tấn, trị giá 3,1 triệu USD, chiếm 37% tỉ trọng, giảm 89,5% về lượng và giảm 90,6% về trị giá.
Trong tuần này, Nhật Bản là nguồn cung thép lớn thứ 2, với lượng thép nhập khẩu đạt 2.902 tấn, trị giá 2,1 triệu USD, chiếm 25,4% tỉ trọng, giảm 49,5% về lượng và giảm 46,2% về trị giá so với tuần trước.
Nga vẫn là một trong những nguồn cung chủ yếu thép cho Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, lượng thép nhập khẩu từ thị trường Nga trong tuần này cung giảm đáng kể so với tuần trước. Với lượng thép nhập khẩu đạt 2.304 tấn, trị giá 1,6 triệu USD, chiếm 19,2% tỉ trọng, giảm 62,3% về lượng và giảm 62,5% về trị giá.
Đặc biệt, lượng thép nhập khẩu từ Đài Loan chỉ đạt 189 tấn, trị giá 125 nghìn USD, chiếm 1,5% tỉ trọng, giảm 97% về lượng và giảm 96% về trị giá so với tuần trước.
Bên cạnh đó, lượng thép nhập khẩu từ nguồn cung Hàn Quốc cũng giảm mạnh so với tuần trước. Với lượng thép nhập khẩu đạt 532 tấn, trị giá 379 nghìn USD, chiếm 4,4% tỉ trọng, giảm 88,6% về lượng và giảm 84,8% về trị giá.
Nhập khẩu thép từ thị trường Hàn Quốc có lợi thế về giá, do đó các doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng và tiếp tục tìm những nguồn cung thép mới từ thị trường này.
(Thông tin thương mại Việt Nam)