Dự báo giá thép thế giới sẽ tiếp tục tăng trong quý III/08

Theo Reuter, giá thép thế giới sẽ tiếp tục tăng lên trong quý 3/2008 do giá nguyên liệu thô tăng nhảy vọt và nguồn cung khan hiếm.

22/10/2012 00:00

Theo Reuter, giá thép thế giới sẽ tiếp tục tăng lên trong quý 3/2008 do giá nguyên liệu thô tăng nhảy vọt và nguồn cung khan hiếm.

Các nhà máy thép tại Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nhà máy thép tại châu Âu sẽ tăng giá bán cho khách hàng. Tình hình đặt giá hiện nay bị chi phối bởi giá nguyên liệu thô leo thang và nguồn cung yếu do nguồn cung thép từ bên ngoài giảm mạnh. Giá các nguyên liệu thô sản xuất thép như quặng sắt và than luyện cốc cũng tăng mạnh trong năm nay.

Phôi thép sản phẩm bán thành phẩm để chế tạo thép dài đã tăng hơn 40% trên sở giao dịch LME kể từ cuối tháng 2, thời điểm bắt đầu giao dịch hợp đồng kỳ hạn. Nguồn cung khan hiếm từ Trung Quốc sau khi nước này cắt giảm thuế xuất khẩu đã đẩy giá thép tăng mạnh. Giá cũng đã tiếp tục tăng lên trong một số thời điểm trong tháng này do người tiêu dùng cuối cùng đã chấp nhận mức tăng. Dự trữ vẫn giảm do các trung tâm giao dịch không muốn dự trữ giá vào thời điểm giá đang cao và chi phí lưu kho trở nên đắt đỏ.

Nhu cầu tiêu thụ cũng dự kiến tăng đạt 1,282 tỉ tấn trong năm nay, tăng 6,7% sov ới năm 2007. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (Bric) dẫn đầu mức tăng trưởng với dự kiến tăng 11,1% trong năm 2008 và 10,3% trong năm 2009. Tiêu thụ thép của Trung Quốc dự kiến tăng thêm khoảng 10% trong năm 2008 và thêm 10% trong năm 2009.

Tại Liên minh châu Âu, sản lượng thép đạt tổng cộng 210 triệu tấn trong năm 2007, tăng 1,6% so với năm trước đó. Công suất sản xuất thép thế giới dự kiến tăng gần 19% trong thời gian từ 2007 đến 2010. Song nhu cầu vững và nguồn cung phế liệu vẫn thấp so với nhu cầu sẽ làm giá thép cao hơn trong nửa cuối năm 2008 sau khi tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm nay.

Cơ quan sắt và thép thế giới dự kiến nhu cầu tiêu thụ thép thế giới sẽ tăng khoảng 6,7% trong năm 2008, đạt 1,28 tỉ tấn. Đây là mức tăng sử dụng thép kỷ lục. Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil sẽ là động lực chính đẩy mạnh tăng trưởng do kinh tế phương tây giảm sút.

(Vinanet)