Tổng quan về cung và cầu thép của ASEAN và các cơ hội tiềm năng

Trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, chỉ có 6 quốc gia có năng lực sản xuất thép, cụ thể là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

26/06/2017 09:53

Trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, chỉ có 6 quốc gia có năng lực sản xuất thép, cụ thể là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cơ cấu cung thép ở các nước này bị phân tán. Không có nhiều nhà máy thép liên hợp trong khu vực. Chỉ có một vài nhà máy ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam hiện có khả năng luyện thép, các cơ sở chủ yếu sử dụng là lò điện, phần lớn bị hạn chế do bởi thiếu phế liệu trong nước và thiếu nguồn cung phế liệu có tính cạnh tranh.

Đối với sản xuất thép thô, hiện tại, chỉ có Indonesia, Malaysia và Thái Lan có khả năng sản xuất phôi vuông và phôi dẹt, trong khi 3 nước còn lại chỉ có thể sản xuất phôi vuông.

Trong thập kỷ qua, sản lượng thép thô của Việt Nam đã tăng đều đặn. Từ năm 2012, nó đã vượt qua Malaysia và trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, sản xuất thép tại các nước khác dường như bị trì trệ, nếu không bị giảm sút trong thời gian (như trong hình 1).

Hình 1: Sản lượng thép thô của các nước Asean

Sản lượng thép dài trong khu vực này cao hơn nhiều so với thép dẹt (xem Biểu đồ-2). Phần lớn là do sự dư thừa công suất của các nhà máy cán thép dài. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng công suất của cả thép dài và thép dẹt chỉ khoảng 50% và phần lớn nguồn cung trong nước được kiểm soát bởi các nhà máy thép ngoài ASEAN.

Hình 2: Sản lượng thép dài và thép dẹt của các nước Asean năm 2015

Ngành thép ASEAN thường bắt đầu từ việc chế biến thép sử dụng nguyên liệu đầu nguồn nhập khẩu từ các nước khác. Khu vực này là nước nhập khẩu ròng thép bán thành phẩm với khối lượng hơn 10 triệu tấn mỗi năm. Dây chuyền sản xuất thường là các thiết bị cán nóng hoặc cán nguội, còn thép chất lượng cao phục vụ các ngành tiêu thụ thép trung cấp và cao cấp cần phải được nhập khẩu.

Như nhiều nhà máy thép liên hợp đã được công bố, chẳng hạn như Tập đoàn Lion ở Malaysia và Tập đoàn Gunung ở Inđônêxia, năng lực sản xuất thép ở khu vực này có thể sẽ tăng lên trong tương lai.

Nhu cầu thép của ASEAN

Không giống như xu hướng sản xuất thép, lượng tiêu thụ thép tăng mạnh trong vòng 10 năm qua (xem Biểu đồ-3). Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất 26,4% (trong giai đoạn 2014-2015) do duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao với FDI ngày càng tăng và dân số trẻ, tiếp theo là Philippines (19,6%) và Singapore (6,2%).

Hình 3: Tiêu dùng thép thô của các nước Asean

Về phía các ngành sử dụng ở hạ nguồn, xây dựng là động lực lớn nhất cho tiêu thụ thép, chiếm 73,5% tổng nhu cầu thép trong khu vực này. Ngành ô tô là ngành tiêu thụ lớn thứ hai, chiếm 11% tổng tiêu dùng.

Hình 4: Nhu cầu sử dụng thép của các nước Asean theo từng lĩnh vực

Nhu cầu thép dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần. Tăng trưởng GDP cao vẫn sẽ là động lực chính cho tiêu thụ thép. Nhu cầu thép trong xây dựng, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng (trừ Singapore), sẽ tăng đều đặn khi cơ sở hạ tầng ở ASEAN chậm lại đằng sau mức đô thị hóa. Ngoài ra, tăng thu nhập và dân số trẻ ngày càng tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở và xe hơi.​