Tiêu thụ thép sẽ không tăng trưởng đột biến
12/11/2014 14:07
Tình hình tiêu thụ của thị trường thép những tháng qua đã có nhiều khởi sắc so với năm 2013 dự báo sẽ khả quan hơn khi bước vào mùa xây dựng. Song, nhiều chuyên gia nhận định, từ nay đến hết năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, thị trường tiêu thụ thép trong nước vẫn sẽ gặp không ít khó khăn.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, tổng lượng thép bán ra của các doanh nghiệp ước đạt khoảng 3,8 triệu tấn, tăng 11,76% so với cùng kỳ năm 2013. Được biết, riêng trong tháng 9, thị trường kinh doanh thép đạt được mức tăng trưởng khả quan: lượng thép xây dựng bán ra của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ước đạt 443.226 tấn, tăng 8,71% so với tháng trước và tăng 25,28% so với cùng kỳ năm 2013. Tính đến cuối tháng 9, lượng thép xây dựng tồn kho ở các công ty là 411.579 tấn. Chủ tịch VSA Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, tuy lượng thép tồn kho tăng so với mức bình quân các tháng, song chủ yếu là do các doanh nghiệp có thể đang chuẩn bị lượng hàng để phục vụ cho mùa xây dựng đang bắt đầu, đây là lượng hàng đủ để gối đầu cho các tháng tiếp sau.
Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 7896 về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Song, để khắc phục khó khăn về tình hình tiêu thụ thép trong những tháng còn lại của năm 2014 và đầu năm 2015, nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài việc phát triển và trông chờ thị trường trong nước, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng thép cũng cần quan tâm hơn đến mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là khi nước ta sẽ tham gia vào các hiệp định thương mại tự do.
Chủ tịch VSA Hồ Nghĩa Dũng đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan, nhất là Bộ Công thương cần xem xét điều tra chống bán phá giá một số mặt hàng thép trong nước đã sản xuất được ngoài các loại thép đã được áp dụng tại Quyết định 7896; tiếp tục đưa ra các biện pháp, kỹ thuật đối với thép chứa nguyên tố Bo giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời, ban hành các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp trong thời gian đầu ký kết Hiệp định Thương mại giữa nước ta với Liên minh Thuế quan Nga - Belarus – Kazakhstan; đưa mặt hàng sắt thép vào danh mục hàng hóa cần được bảo hộ có lộ trình để các doanh nghiệp thép trong nước có thời gian khắc phục những hạn chế như công nghệ lạc hậu, tiêu hao nguyên nhiên liệu; cải tiến kỹ thuật